Tổng chất rắn hòa tan (TDS - Total Dissolved Solids) là gì?
Tổng chất rắn hoà tan (Tên tiếng Anh là: Total Dissolved Solids, viết tắt là TDS), là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phần nghìn).

TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn nước.
Vậy TDS từ đâu ra?
Chất rắn hoà tan đang nói đến ở đây tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương. Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy các ion từ các vật mà nó tiếp xúc.

Ví dụ: Khi chảy ngầm trong lòng nói đá, nước sẽ lấy các ion Can-xi, các khoáng chất. Khi chảy trong đường ống, nước sẽ lấy các ion kim loại trên bề mặt đường ống, như sắt, đồng, chì (ống nhựa)

Quan hệ giữa TDS và sự tinh khiết
Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá 500mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt
TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Một số ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5.
Tuy nhiên, điều ngược lại không phải luôn đúng. Nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS.
Máy đo TDS có nguyên tắc đo dựa trên độ dẫn của nước - Electrical Conductivity (EC)
Chỉ số TDS trong nước (theo thang ppm - Parts Per Million)
Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC), tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường trồng thủy canh.
(Tuy nhiên, Nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS)


Quý khách có thể tham khảo các loại máy đo TDS tại:
http://mvtek.vn/c/660/but-do-tds-dien-tu.html