Giới thiệu Tin Tức - Dịch vụ Video Khuyến mãi Hỏi đáp Hệ thống cửa hàng Liên hệ Tuyển dụng Tài liệu - Catalog

Danh mục sản phẩm

Tin Tức kỹ thuật Góc kiến thức Tin tuyển dụng Video sản phẩm Tin khuyến mại Hỏi đáp Dịch vụ cho thuê máy Hiệu Chuẩn, Kiểm định

Các phương pháp xác định nồng độ bụi trong không khí

17-12-2018, 11:38 am

            Bụi là những hạt nhỏ của vật chất rắn (thường tính kích thước theo micrômet). Nguồn  gốc của bụi rất phức tạp, vì ngoài bụi hình thành trong tự nhiên, ngày càng có nhiều loại bụi tạo ra do sự phát triển của xã hội, cả trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.

            Ngoài tác hại trực tiếp, bụi còn là phương tiện vận chuyển mầm bệnh vào cơ thể. Phổi là cơ quan nội tạng thông ra bên ngoài, nên bụi tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp. Chỉ những hạt bụi nhỏ có đường kính dưới 5µm mới vào sâu trong phổi (tới phế nang). Không thể kể những bệnh do mầm bệnh vào phổi qua bụi, người ta đã xác định hai nhóm bệnh chính của đường hô hấp do bụi: Một là bệnh dị ứng, gồm hai loại: viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Đối với nhóm bệnh này, bụi trở thành dị nguyên. Thành phần của bụi gồm nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc động vật (lông, gàu, lông vũ, cặn chất thải), gốc thực vật từ phấn hoa (chủ yếu) và các phần khác của cây cỏ; gốc vi sinh vật (vi khuẩn, bào tử, sợi nấm). Hai là bệnh phổi - nhóm bệnh gây ra do sự đột nhập và lắng đọng tại chỗ của các hạt bụi ở phổi, chủ là bụi vô cơ, hậu quả của sản xuất công nghiệp như bụi than, thạch cao, xi măng, sắt... (loại bụi trơ), hoặc bauxit, amiăng, silic... (loại bụi gây tổn thương).

1. Phương pháp xác định hàm lượng bụi theo TCVN

TCVN 5704 – 1993 – Đối với vùng làm việc

TCVN 5704 - 1993 được xây dựng trên cơ sở hợp đồng biên soạn tiêu chuẩn số: 03/91 TCVN

TCVN 5704 - 1993 phù hợp với tiêu chuẩn MDHS - 14 của nước Anh.

TCVN 5704 - 1993 do viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam biên soạn và đề nghị, được Bộ Khoa Học - Công nghệ và Môi trường ban hành theo quyết định số 42/ QĐ ngày 10  tháng 2 năm 1993.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc đối với bụi có dải kích thước từ 0 < đến 100µm theo các khoảng thời gian 5 đến 10 phút, 30 phút và 480 phút (một ca làm việc).

1. Nguyên tắc

Hàm lượng bụi (mg/m3) được xác định bằng sự chênh lệch khối lượng của một cái lọc được cân sau và trước khi hút một thể tích xác định không khí chứa bụi đi qua.

2. Thiết bị đo

-  Bơm lấy mẫu

+ Khi lấy mẫu cá nhân phải giữ được lưu lượng ổn định 2,0 ± 0,1lít/phút, trong thời gian lấy mẫu.

+ Khi lấy mẫu bụi hô hấp (kích thước từ 0 < ± 7 µm phải được giữ lưu lượng ổn định 1,9 ± 0,1 lít/phút trong thời gian lấy mẫu.

+ Khi lấy mẫu tại nguồn phát sinh, môi trường hoặc vị trí đối chứng được phép sử dụng loại có lưu lượng lớn đến 20 lít/phút.

+ Được phép sử dụng bơm lấy mẫu cá nhân để lấy mẫu tại nguồn phát sinh, môi trường chung hoặc vị trí đối chứng. Không được phép sử dụng bơm lấy mẫu tại nguồn phát sinh,  môi trường chung hoặc vị trí đối chứng để lấy mẫu cá nhân.

- Cái lọc bụi

+ Được phép sử dụng bông y tế loại bông không thấm nước, bông thuỷ tinh làm cái lọc bụi để xác định hàm lượng bụi tại nguồn phát sinh, môi trường chung hoặc vị chí đối chứng.

+ Phải sử dụng giấy lọc không tro hoặc không tan trong axit làm cái lọc bụi khi đồng thời xác định hàm lượng bụi và thành phần bụi.

+ Cái lọc bụi phải đảm bảo cho không khí đi qua có lưu lượng ổn định và hiệu  suất giữ bụi phải đạt ít nhất 95%.

- Đầu lấy mẫu

+ Đầu lấy mẫu phải phù hợp với kích thước của cái lọc và mục đích phân tích.

+ Phải rửa cẩn thận đầu lấy mẫu và tấm che bảo vệ bằng chất tẩy rửa, tránh bằng nước cất và sấy khô ngay sau khi sử dụng.

- Đồng hồ

+ Sử dụng đồng hồ bấm giây để theo giõi thời gian lấy mẫu (5 đến 10 phút) và từng lần (30 phút).

+ Sử dụng đồng hồ đeo tay chạy chính xác để theo dõi mẫu lấy theo ca làm việc (480 phút).

- Ống nối.

+ Ống nối giữa bơm lấy mẫu và đầu lấy mẫu phải dẻo, khít, kín và có đường kính bên trong đồng đều.

+ Phía trong ống nối phải được giữ sạch và khô.

- Tủ sấy phải có khả năng khống chế nhiệt độ, tự ngắt ở nhiệt độ đã đặt với sai số ±20C.

- Cân phân tích phải có độ chính xác không lớn hơn 0,1mg.

- Lưu lượng kế phải có độ chính xác không lớn hơn 2%.

- Dụng cụ khác.

+ Ẩm kế, nhiệt kế, áp kế, phong tốc kế để xác định điều kiện lấy mẫu.

+ Phanh gấp cái lọc bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa.

+ Hộp bảo quản mẫu và sổ theo dõi.

  Một số loại máy đo nồng độ bụi 

 

Bài viết khác

Bình luận

avatar
x
Nhập thông tin để bình luận
[Đổi mã khác]

Thước đo, thước dây, thước thép, thước sợi thủy tinh yamayo nhật bản Thiết bị kỹ thuật - đo lường Thiết bị kỹ thuật - đo lường Thiết bị kiểm tra DeFelsko Thiết bị đo độ ẩm Aqua Boy